Đại Việt sử lược (chữ Hán: 大越史略), còn có tên là
Việt sử lược
(越史略), là một cuốn lịch sử Việt Nam viết bằngchữ Hán của một tác giả
khuyết danh, ra đời vào thời nhà Trần. Đây là cuốn sử biên niên thuộc
hàng sớm nhất củaViệt Nam còn được lưu truyền cho đến nay.
Sách An Nam chí lược của Lê Tắc (hay Lê Trắc) đời Trần chép (dịch từ chữ Hán):
“Trần Tấn (có bản chép Trần Phổ) được Thái Vương (Trần Thái Tông) dùng làm tả tàng, thăng đến hàn trưởng, từng làm (tác) sách Việt chí…
Lê Hưu (tức Lê Văn Hưu, 1230 – 1322) là người có tài đức, làm phó quan
của Chiêu Minh vương (Trần Quang Khải), thăng làm kiểm pháp quan, sửa
(tu) Việt chí.” — Lê Tắc, An Nam chí lược, Quyển 15.
Sau đó trải bao binh lửa, Đại Việt sử lược bị thất truyền. Mãi đến thời Càn Long (trị vì: 1736 – 1795), sách mới được tìm thấy trong Khâm định tứ khố toàn thư của triềuThanh ở Trung Quốc. Để bổ cứu cho phần ngoại truyện của Tống sử và Nguyên sử,
một nhà học giả đời Thanh là Tiền Hy Tộ (người Kim Sơn, nay thuộc tỉnh
Giang Tô) đã tiến hành hiệu đính, cho khắc in, rồi đưa sách vào Tứ khố,
nhờ vậy mà Đại Việt sử lược còn tồn tại cho đến ngày nay.
Cũng theo nhà
Việt Nam học A.Pol jakov, năm 1272, sử thần Lê Văn Hưu đã tiến hành xử
lý lại toàn bộ công trình của Đỗ Thiên – Trần Phổ theo quan điểm của Nho
giáo, và loại bỏ đoạn cuối viết về thời gian trị vì của Lý Chiêu Hoàng.
Sau đó, nó trở thành bộ sử chính thống đầu tiên có tên gọi là Đại Việt sử ký. Tuy nhiên, không may mắn như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký đã bị thất lạc và hiện nay chỉ còn lưu lại từng đoạn trong Đại Việt sử ký toàn thư của sử thần nhà Hậu Lê là Ngô Sĩ Liên.
Gần đây, sau khi phát hiện gia phả họ Trần ở Hà Tĩnh và công bố của PGS. TS. Trần Bá Chí (giáo sư đã căn cứ vào Quan du tạp lục của Nguyễn Hoằng Nghĩa [10]để chứng minh giả thuyết)[11], thì một số nhà nghiên cứu Việt Nam lại nghiên về phía: tác giả Việt sử lược
chính là Sử Huy Nhan (? – 1421), người làng Ngọc Sơn (nay thuộc xã Đức
Thuận huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), đỗ Trạng nguyên năm Quý Mão (1363),
viết Việt sử lược vào đời Trần Duệ Tông (1373 – 1377). Ông vốn họ Trần, nhưng giỏi sử nên được vua Trần đổi sang họ Sử. Nếu tin theo đây, thì Đại Việt sử lược là sách có sau.
Vì chưa đạt được sự đồng thuận về tác giả, về thời điểm ra đời của Đại Việt sử lược, nên phần nhiều các sách hiện nay đều ghi là “khuyết danh” và là sách thuộc đờiTrần.
Đại Việt sử lược gồm ba quyển và một phụ bản:
– Quyển I chép các việc từ thượng cổ đến hết nhà Tiền Lê (tức đến năm vua Lê Ngọa Triều mất, 1009).
– Quyển II chép các việc nhà Lý, từ Lý Thái Tổ (trị vì: 1009 – 1028) đến Lý Nhân Tông (trị vì: 1072 – 1127).
– Quyển III chép tiếp về nhà Lý, từ Lý Thần Tông (trị vì: 1127 – 1138) đến Lý Huệ Tông (trị vì: 1211 – 1224).
– Phụ bản chép niên hiệu các vua nhà Trần.
download
Nguồn: hoavouu.com
Ebook
Published:
2016-12-07T15:01:00+07:00
Title:Đại Việt Sử Lược
Rating:
5 On
22 reviews