LỜI NÓI ĐẦU
Khi
Nhật Bản bắt đầu hồi sinh sau đệ nhị thế chiến, dân chúng Mỹ
có cái nhìn vô tư hơn đối với cuộc chiến, và càng ngày càng
có nhiều người bắt đầu đòi hỏi những câu chuyện xoay quanh
cuộc chiến nầy được nói thẳng ra. Nhiều quyển sách có giá
trị đã được một số cựu phi công Hải Quân Hoàng Gia viết, phản
ảnh trung thực sự hiểu biết về những trận không chiến mà các
tác giả đã từng tham dự.
Nhiều người bạn đã thúc
giục tôi kể lại câu chuyện về hải chiến thời ấy. Đây không
phải là một việc làm dễ dàng, bởi các thủy thủ khu trục hạm
chỉ được huấn luyện để chiến đấu mà không được huấn luyện
về viết văn. Thật vậy, quyển sách nầy không thể ra đời nếu
không có sự hợp tác hết lòng của một số đông thân hữu mà tôi
không thể nào đề cập hết ra đây. Tuy nhiên tôi có thể nói là
tất cả những người có tên trong quyển sách nầy đã được tôi
đích thân phỏng vấn, hoặc đã tình nguyện cung cấp chuyện riêng
của họ cho tôi.
Tôi đặc biệt ghi ơn người bạn của tôi, Ko
Nagasawa, giữ chức vụ Tổng Tư Lịnh của Tân Hải Quân Nhựt khoảng
thời gian từ 1954 đến 1958, là người không chỉ sẵn lòng cung
cấp cho tôi các câu chuyện của chính ông, mà còn chỉ thị cho
Phân Bộ Lịch Sử của hải quân hợp tác với tôi.Tất cả các sử
gia của hải quân đã đóng góp rất nhiều vào quyển sách nầy
bằng cách cho phép sử dụng các kết quả tìm tòi và nghiên cứu
của họ, điều khiến tôi luôn luôn nhớ đến.
Tôi tin quyển
sách nầy sẽ cung hiến một quan điểm trung thực của phía Nhật
Bản, có thể bổ túc cho nhiều quyển sách giá trị của người
Mỹ đã viết trước đây, nhưng có một điều đáng buồn là hầu hết
các tài liệu liên quan đến Nhật Bản đều thiếu chính xác. Khi
viết, các tác giả người Mỹ dựa vào các cuộc thẩm vấn những
người còn sống sót hoặc cựu chiến binh, do chính những kẻ
chiến thắng thực hiện vào thời gian sơ khởi của cuộc chiếm
đóng, thành thử những chứng liệu của họ thường quá chủ quan.
Khi
viết quyển sách nầy, tôi đã cố gắng tránh chủ quan càng
nhiều càng tốt, và để làm như thế, tôi phải đưa ra sự phê phán
nghiệt ngã, không chỉ đối với chính tôi, mà còn đối với
những thân hữu đã giúp đỡ tôi hết lòng. Thói quen của con
người, và cũng là sự thất bại của mọi sĩ quan trong quân đội,
là thường cố che đậy mọi lỗi lầm nếu không của chính mình
thì cũng của bạn bè. Thật vậy , tôi đã thấy khổ tâm khi phải
tránh sự thất bại nầy.
Sự phê phán và sự chân thật của
tôi có thể gây nhiều tổn thương cho các đồng nghiệp của tôi,
và có thể cho những người đã chiến đấu chống lại tôi.Tuy
nhiên, tôi hy vọng rằng những đọc giả như thể sẽ có một cái
nhìn bao dung, và xin cố hiểu rằng thâm tâm tôi không muốn gây
phiền lòng cho riêng ai một ai.
Được sống sót sau khi
chiếc tuần dương hạm Yahagi của tôi bị đánh chìm ở Okinawa vào
tháng 4 năm 1945, tôi được bổ nhiệm về trường huấn luyện Ngư Lôi
Đỉnh Kawatana gần Sasebo và Nagasaki. Chức vụ chỉ huy mới của
tôi là trông coi về công cuộc huấn luyện du kích chiến, dự
phòng chống lại các cuộc đổ bộ của người Mỹ lên lãnh thổ
của Nhật Bản.
Lịnh đầu hàng của Nhựt Hoàng Hirohito
ngày 15 tháng 8 năm 1945 đã đến tôi trong khi tôi đang đảm trách
công việc huấn luyện một số thanh niên Nhựt cải trang thành phụ
nữ hoặc tăng ni, cũng có mục đích dự phòng chận lại các lực
lượng xâm chiếm, ở căn cứ Kawatana. Tôi đã giao nộp căn cứ nầy
cho một lực lượng đặc nhiệm thuộc hải quân Hoa Kỳ, do Đại Tá
Francis D.McCorkle chỉ huy, vào ngày 25 tháng 9 năm 1945.
Viên
Đại Tá Hoa Kỳ đối xứ tôi trong tư cách một người bạn hơn là
một kẻ chiến thắng, điều nầy làm tôi ngạc nhiên. Ông ta yêu cầu
tôi tặng ông ta một máy tính tốc độ của một trong những chiếc
Ngư Lôi Đỉnh tự sát Shinyo đang đậu ở quân cảng Kawatana. Tôi
bắt buộc phải làm hài lòng ông ta.
Từ khi chiến tranh
chấm dứt, tôi làm việc cho một công ty chuyển vận muối. Hai đứa
con gái lớn của tôi kết hôn năm 1954, chồng của chúng, một là
sĩ quan hàng hải, một là công chức. Con trai tôi, Mikito, đã vào
Đại Học, vợ tôi, Chizu, mạnh khỏe và hạnh phúc.
download
Nguồn: vnmilitaryhistory.net
Ebook
Published:
2016-12-07T08:00:00+07:00
Title:SAMURAI!
Rating:
5 On
22 reviews