GIỚI THIỆU
Bạn đọc thân mến!
Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào,
chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng
không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận
thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng
đường lịch sử. Lịch sử là một
khoa học.
Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc.
Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với
nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên
lịch sử của một dân tộc.
Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới
ách cai trị của thực dân, đế quốc , nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu,
Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền
chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương
lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.
Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc
đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng
hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục
về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí
các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trẻ, ý thức về nguồn gốc
dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định
hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân
vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.
Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử
nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội.
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí
Xưa và Nay… và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con
đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến
tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới
toàn xã hội.
Đồng hành với mối quan tâm của toàn xã hội, Công ty Cổ phần Sách
Alpha – một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, với tôn chỉ
«Tri thức là sức mạnh» – đặc biệt quan tâm tới việc góp phần nâng cao
hiểu biết của người dân về truyền thống văn hóa lịch sử đất nước.
Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy,
«lỗ hổng lịch sử» ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp
một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ
sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu
giữ. Để chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân
tộc, Công ty sách Alpha đã triển khai dự án xuất bản mang tên Góc nhìn
sử Việt với mục đích xuất bản lại và xuất bản mới một cách có hệ thống
các công trình, tư liệu, sách nghiên cứu, sách văn học có giá trị… về
lịch sử, bước đầu hình thành nên Tủ sách Di sản.
Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là một trong những sản phẩm đầu tiên của dự án này.
Xin trân trọng giới thiệu.
Công ty CP Sách Alpha
Nói về gốc nhà Lê: Mà đến sau nhà Nguyễn và nhà Trịnh lên làm chúa giúp các vua nhà Lê là thể nào.
Nguyên thuở trước nước An Nam gọi là Giao Chỉ Quận, đến sau cũng cải tên là Hoan Châu (Xứ Nghệ).
Khi đầu thì có vua riêng; song năm trước Chúa giáng sinh2 111, đời
nhà Hán trị nước Ngô, thì nhà Triều3 mất nước. Mà nước Giao Chỉ thuộc về
nước Ngô cho đến khi nhà Ngô làm ngụy mà đặt mình lên làm vua trị nước
Giao Chỉ, là năm giáng sinh 939. Cho nên nước ấy thuộc về nước Ngô đặng
1050 năm trọn.
Năm 700 dư, thì vua Thượng vị4 lập thành Kẻ Chợ, rày gọi là Hà Nội.
Khi đầu thì đặt tên là Thành Châu; song đến năm 970, vua Đinh Tiên Hoàng
(Thái Bình) bỏ thành ấy mà xây thành Hoa Lô (Hoa Lư) ở nơi khác mà làm
kinh đô. Đoạn năm 1012, vua Lý Thái Tổ là gốc nhà Lý, lại bỏ thành Hoa
Lô mà lập lại Thành Châu, cùng cải tên là Hoàng Long thành (Thăng Long
thành); bởi vì vua ấy ở trong tàu mà nằm ngủ chiêm bao thấy một con rồng
vàng, thì lấy làm điềm lành.
Vậy nhà Lê mới khi đầu trị nước Giao Chỉ là năm 981. Ông Đại Hành
Vương là gốc nhà Lê cùng làm vua trị đặng 24 năm, thì thăng hà. Đoạn con
cái làm loạn cùng giết lộn nhau.
Nhân vì sự ấy qua năm sáu năm, quan lớn kia, tên là Hồ Lý (Hậu Lý)
làm ngụy, thì nhà Lê mất nước; mà năm 1010 ông Hồ Lý là gốc nhà Lý tức
vị. Đến sau thì đặt tên ông ấy là Thái Tổ. Đời ông Lý Anh tông, đến năm
1139, thì cải Giao Chỉ mà gọi là Yên Nam (An Nam) quốc.
Vậy nhà Lý trị nước 216 năm; đoạn ông Lý Huệ Tông chẳng có con trai;
thì bà Chiêu Hoàng, là con gái ông ấy, lên trị vì. Mà năm 1226 bà ấy kết
bạn với ông Thái Tông thuộc về nhà Trần: thì từ ấy cho đến năm 1414, là
188 năm trọn, nhà Trần trị nước An Nam.
Song bởi nhà ấy làm khốn dân lắm, thì có kẻ đến cáo với vua Thượng
vị, đời ông Trùng Quang Đế là năm 1409. Vua Thượng vị sai hai quan lớn
cùng nhiều binh sĩ mà đánh vua nước An Nam. Các quan cùng dân sự chẳng
có lòng với vua Trùng Quang Đế, thì người đã thua cùng phải bắt sống.
Các quan có ý đưa ông ấy sang Bắc Kinh cho vua Thượng vị phạt. Nhưng mà
ông ấy thoát khỏi tay quân canh, thì trầm mình mà chết.
Các quan nước Ngô đã phá tuyệt dòng nhà Lý và nhà Trần, thì chẳng
những là chẳng trả nước An Nam cho nhà Lê, mà lại cũng giữ lấy làm một
xứ riêng thuộc về nước Ngô. Vốn dân có lòng ước ao cũng đã xin cho được
người nhà Lê làm vua, mà chẳng đặng, thì phàn nàn lắm. Vả lại các quan
nước Ngô làm nhiều đều cực lòng người ta; vì đã bắt bỏ luật phép người
An Nam quen giữ xưa nay mà theo những thói phép nước Ngô; phải mặc áo
cụt và cạo đầu như nước Ngô, và chẳng còn được nhuộm răng nữa, vân vân.
Nhơn vì sự ấy người ta sinh lòng phiền muộn, đến đỗi muốn lo dấy loạn.
Đến năm 1423, có một người thứ dân kia, tên là Nguyễn Tiên5, tìm được
một người thuộc về nhà Lê, tên là Lê Lợi, thì người tụ tập nhiều quân
mà đánh quân Ngô. Hai bên đánh nhau nhiều trận, mà ông Nguyễn Tiên khôn
ngoan, tốt trí cùng hay nghề võ, cho nên dần dần đánh được quân Ngô,
cùng đuổi nó ra khỏi nước An Nam. Đến năm 1428, thì ông Nguyễn Tiên đặt
ông Lê Lợi làm vua; và khi người thăng hà, thì các quan theo phép tôn
người là Lê Thái Tổ. Ông Nguyễn Tiên lập lại nhà Lê thì làm vậy. Khi ông
Lê Lợi còn làm vua, thì cũng có ý đền ơn trả nghĩa cho ông Nguyễn Tiên,
nên đã đặt ông ấy làm đầu các quan, và phú các việc nhà nước cho người
xem sóc, lại phong làm Quốc công, cho nên ông ấy là gốc nhà Nguyễn.
Trong các vua nhà Lê thì chẳng có ông nào danh tiếng cho bằng ông
Thánh Tông, gọi là vua Hồng Đức. Ông ấy tức vị6 làm vua năm 1460, là năm
Canh Thìn, và trị nước đặng 38 năm trọn. Ông ấy khôn ngoan lập nhiều lề
luật mới, thiên hạ phục lắm. Trong lề luật ấy có nhiều đều người ta còn
cứ cho đến rày. Vã lại ông Hồng Đức ấy có tài đánh giặc; đã đánh đặng
nhiều trận với vua Xiêm Thành7, cùng lấy hơn nửa phần nước Xiêm Thành,
là hai xứ rất lớn mà nhập với nước An Nam. Đời ấy gọi hai xứ ấy là Thuận
Hóa và Quảng Nam; song đã chia ra năm xứ, vì thuở ấy nước An Nam có 13
xứ mà thôi, là kể từ Bình Chính mà ra. Còn từ Bình Chính mà vào thì
thuộc về nước Xiêm Thành. Vậy ông Hồng Đức ấy đã mở nước An Nam ra cho
rộng.
Còn ông Nguyễn Tiên thì giữ lấy chức Quốc công mà truyền lại cho con cháu mà giúp nhà Lê.
Nhưng mà năm 1521, là năm Tân Tỵ, đời vua Chiêu Tông, là chắt ông
Hồng Đức, thì quan kia, tên là Lê Du, lại làm ngụy8. Vậy Mạc Đăng Dong9,
khi trước làm nghề thủy cơ (bắt cá), mà đến sau đã lên làm quan lớn,
thì đã đánh được nhà Lê lại. Nhân vì sự ấy vua Chiêu Tông có ý thưởng
ông Mạc Đăng Dong, bèn đặt làm quan Quận công coi các binh sĩ nước An
Nam. Nhưng mà qua hai năm, ông Mạc Đăng Dong làm ngụy, cùng ép ông Chiêu
Tông từ chức vua mà đặt ông Cung Hoàng, là em ruột ông Chiêu Tông, làm
vua. Cách hai năm, ông Mạc Đăng Dong lại chiếm lấy vị vua nước An Nam,
là năm giáng sinh 1527; song đặng làm vua hai năm mà thôi; đoạn để cho
con đầu lòng, là ông Mạc Đăng Dinh10, làm vua…
download
Nguồn: downloadsach.com
Ebook
Published:
2016-12-06T10:22:00+07:00
Title:Sử ký Đại Nam Việt
Rating:
5 On
22 reviews