Đây là thời đại có nhiều anh hùng, một giai đoạn lịch sử bộn bề khó phân, một
câu chuyện vô cùng hấp dẫn, một đề mục vô cùng thú vị. chính sử ghi chép, dã sử truyền
miệng, hí kịch biên soạn, tiểu thuyết diễn nghĩa. Mỗi thời kỳ có sự đánh giá khác nhau,
mỗi tác phẩm có sự miêu tả khác nhau. Đúng sai thật giả bàn luận sôi nổi, thành bại
được mất nghi hoặc phân vân. Rốt cuộc thì diện mạo của Tam Quốc là thế nào?
Thông thường, nói đến Tam Quốc là nói đến giai đoạn lịch sử 90 năm kể từ thời
Hán Hiến đế niên hiệu Sơ Bình năm đầu (năm 190) đến thời Tấn Vũ đế niên hiệu Thái
Khang (năm 280). Gọi giai đoạn lịch sử này là Tam Quốc, ngay ở cách gọi tên cũng có
biết bao vấn đề. Bởi vì Tào Phi xưng đế là năm 221 Công nguyên; Lưu Bị xưng đế là
năm 221 Công nguyên; Tôn Quyền xưng đế là năm 222 Công nguyên. Đây là thời kỳ
ba nước Ngụy, Thục, Ngô chính thức ra đời.
Theo lý, Tam Quốc sử phải được tính từ đây tới lúc ba nhà quy về Tấn, mới đúng
là thời kỳ “Tam Quốc”. Xem ra xưa nay không hề nói như vậy. Nếu thế thì Tào Tháo,
Quan Vũ, Chu Du và Lỗ Túc v.v… sẽ không thể xuất hiện. Cũng không thể nói tới
chuyện: mơ xanh uống rượu, ba lần lều tranh, trận chiến Xích Bích, đại bại Mạch Thành.
Mọi người nói xem thế nào?
Thực tế thì, bất kể là chính sử (như Tam quốc chí), hay tiểu thuyết (như Tam quốc
diễn nghĩa) gần như đều bắt đầu từ lúc Đổng Trác làm loạn, thậm chí sớm hơn, Đó mới
là thái độ cầu thị đối với lịch sử. Bởi vì ba thế lực lớn Tào, Lưu, Tôn được phát triển và
trưởng thành từ lúc quan quân hỗn chiến những năm cuối thời Đông Hán; thế chân vạc
Ngụy Thục Ngô về cơ bản đã hình thành từ trước lúc họ dựng nước. Cần phải đọc lịch
sử với con mắt lịch sử. Không có nhân thì không có quả. Chỉ xem “danh” không xem
“thực”, không tìm bắt cái thực chất, như vậy không phải là “nghiêm túc” mà là “phí sức
đi vào những vấn đề không thể giải quyết”.
Vậy tình hình trong 90 năm đó là thế nào?
Cũng chỉ có hai chữ: loạn thế, nói rộng ra là, khói lửa ngút trời, chết đói đầy
đường, chiến tranh liên miên, dân không còn đường sống. Hoặc mượn lời Lỗ Tấn “Trong
mộng, mơ màng mẹ hiền nhòa lệ, đầu thành, biến ảo lá cờ đại vương”. Nhưng thời loạn
có anh hùng. Càng trong bể dâu càng có anh hùng. Vì vậy, đây là thời đại có nhiều anh
hùng, một thời đại đầy khí thế vừa anh hùng vừa lãng mạn. Không biết đã có bao nhiêu
nhân vật phong lưu với lời kể xúc động về giang sơn, có bao nhiêu anh hùng cái thế thể
hiện thân thủ bay bổng như gió mây, thực là “giang sơn như tranh, một thời bao hào
kiệt”.
download